Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Đang có sức khỏe bình thường, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, mọi công việc, sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường nhưng mấy tháng trở lại đây chị Ngọc Anh (Ba ĐÌnh) thấy thường xuyên  bị tụt huyết áp, cơ thể mỏi mệt. Mặc dù là người bị huyết áp thấp (chỉ số huyết áp thường xuyên ở mức 90 - 60) nhưng chưa có giai đoạn nào chị bị mệt lả như vậy. Mặc dù áp dụng đủ biện pháp để tăng huyết áp từ: uống trà gừng, uống chè đường, ăn đồ ngọt... nhưng không cải thiện được tình trạng tụt huyết áp thường xuyên xuất hiện. Tình trạng diễn ra khiến chị thường xuyên rơi vào trạng thái buồn ngủ, không thể tập trung để làm việc được.
Cộng thêm vào đó, mỗi lần đến tháng chị bị ra rất nhiều kinh nguyệt. Một người thông thường lượng kinh nguyệt ra từ 7 - 10 ml/ngày nhưng khi tư vấn với bác sỹ sản khoa, lượng kinh của chị thậm chí lên đến 15 ml/ngày. Sau khi khám phụ khoa không phát hiện ra vấn đề bất thường, chị được bác sỹ khuyên nên xét nghiệm công thức máu.
Thật bất ngờ, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số tiểu cầu của chị bị giảm nghiêm trọng, ở ngưỡng 98 000/ ml máu, trong khi chỉ số tiểu cầu bình thường của cơ thể khỏe mạnh ở ngưỡng từ 150 000 đến 450 000/ ml máu. 
Giảm tiểu cầu là tình trạng tiểu cầu trong cơ thể giảm xuống dưới ngưỡng thông thường. Giảm tiểu cầu có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh như ung thư, viêm gan, do sốt xuất huyết... cũng có thể do cơ thể ở trạng thái sức khỏe đặc biệt như phụ nữ giai đoạn mang thai.
 Nguy hiểm nhất là giảm tiểu cầu vô căn. Những người giảm tiểu cầu vô căn thường ít có khả năng chữa trị dứt điểm, khỏi hoàn toàn. Phần lớn những người này sẽ phải sử dụng thuốc điều trị suốt đời.

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ GIẢM TIỂU CẦU?
Rất nhiều người rơi vào trạng thái hoang mang khi bị giảm tiểu cầu, tuy nhiên nếu biết cách điều chỉnh thì việc "sống chung" với giảm tiểu cầu không quá khó khăn và nguy hiểm.
* 1/ Sử dụng thuốc điều trị hoặc các liệu pháp điều trị để ngăn không cho tiểu cầu sụt giảm tiếp và kích thích tăng tiểu cầu.
* 2/ Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều chất bảo quản, dầu mỡ khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga, có cồn. Nên ăn các thực phẩm tươi sống, hoa quả giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
* 3/ Kiểm tra chỉ số tiểu cầu theo định kỳ để nắm rõ tiến triển của bệnh để có những điều chỉnh kịp thời.
* 4/ Khi phát hiện bệnh cần điều trị dứt điểm trước 6 tháng. Nếu quá 6 tháng, bệnh có nguy cơ chuyển thành bệnh mạn tính sẽ phải điều trị cả đời.
* 5/ Trong quá trình điều trị giảm tiểu cầu bằng thuốc tây, có thể chỉ số men gan sẽ tăng cao, mật độ xương giảm  do cơ thể  giảm hấp thu canxi... do vậy để tránh biến chứng sang những vấn đề sức khỏe khác, trong quá trình điều trị bằng thuốc tây người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm có tác dụng hạ men gan, bổ sung canxi cho cơ thể.
* 6/ Có thể uống thêm viên sắt để giúp cơ thể sản sinh máu, tuy nhiên không nên uống bổ sung canxi và sắt cùng thời điểm, vì sắt sẽ ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Trở lại trường hợp của chị Ngọc Anh, sau khi nhận được lời khuyên từ bác sỹ, hiện tại chỉ số tiểu cầu của chị đã ổn định, cuộc sống, sinh hoạt đã trở lại bình thường.
Giảm tiểu cầu là bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nếu điều trị đúng cách người bị giảm tiểu cầu sẽ vẫn có cuộc sống bình thường.
Hotline: 091 222 7270 tư vấn các vấn đề khi bị giảm tiểu cầu


0 nhận xét:

Đăng nhận xét